Phân biệt Microsoft Windows và Microsoft Office

Máy tôi cài Windows gì, Office gì?

Từ cuối những năm 97-98, mình đã bắt đầu làm quen dần với việc vò đầu bức tai của rất rất nhiều người dùng lúng túng không biết phân biệt đâu là Windows và đâu là Office, nhưng vấn đề không đến nỗi trầm trọng do thời điểm này là Windows 98 và Office 97 đang làm đình đám và người dùng gần như không quan tâm máy đang sử dụng Windows gì và Office gì vì người dùng gần như phó mặc cho dân cài win dạo làm gì làm, chỉ mở lên và gõ…

Mọi việc khá ổn khi chuyển sang Windows XP và Office 2003, nhưng mọi người bắt đầu lúng túng khi thời điểm Windows chuyển sang Windows 7 và Office 2007, do mình cung cấp dịch vụ sửa chữa máy tính, khách hàng đến và lúng ta lúng túng không biết là máy cài cái gì, Windows 7 hay là Office 7 (không phải 2007 nhé!) và bắt đầu trầm trọng hơn khi năm 2010 và Office 2010 khách hàng nghĩ là năm 2010 thì phải cài Windows 2010 !!!

Vậy Windows, Office là gì?

Windows nó là một cái tên gọi khá là phổ biến, nhưng nó là cái gì thì chắc chỉ số ít người hiểu và biết nó là cái gì, vì nó là 1 khái niệm mơ hồ, đa phần người dùng không quan tâm khi bắt đầu đi học tin học, và cũng chả ai buồn giải thích Windows là cái gì.

Windows nó là một hệ điều hành (OS – Operating System) tiền thân của nó là MS DOS, thời của điều khiển máy tính bằng dòng lệnh, hệ điều hành như một người phục vụ, người dùng như 1 khách hàng. Khách hàng muốn xem bên trong máy có gì (ví dụ gõ nhập lệnh C:\DIR), người phục vụ sẽ trình ra trong ổ đĩa C: có ABC thư mục (Directory) vâng vâng…

Nhận thấy việc nhập lệnh khó khăn và khó nhớ, Microsoft phát triển 1 phiên bản cải tiến thay việc nhập lệnh bằng 1 giao diện đồ họa dễ dùng hơn, đó là Microsoft Window, có thể tóm tắt các phiên bản (Version) của Windows như sau:

Windows 1.x: chỉ đơn giản là việc biến các lệnh cơ bản của MSDOS thành các biểu tượng lệnh, ví dụ hình ổ đĩa A:, B:… và trong đó cung cấp thêm các ứng dụng cơ bản như: Paint, Writer (WordPad ngày nay), Calendar, Clock, Control Panel (các tùy chỉnh về ngày giờ, số học…) … và 1 game nhỏ

Windows 2.x: là bước phát triển mới tập trung vào mãng soạn thảo, xuất hiện thêm Pagemaker là một phần mềm soạn thảo văn bản đang được sử dụng trên hệ máy của đối thủ đó là Macintosh (đã có giao diện đồ họa từ trước MS Windows) và có một bước tiến mới đó là quản lý đa tác vụ (multitasker) bằng việc tăng chú trọng vào việc quản lý bộ nhớ, chia nhỏ công việc… (mình sẽ có 1 giải thích dễ hiểu về multitasker trong bài sau)

Windows 3.x: được phát triển vào đầu những năm 90, thời điểm việc sở hữu 1 chiếc máy tính bằng cả một gia tài, và thời điểm bộ nhớ siêu đắc đỏ. Microsoft phát triển 1 khái niệm gọi là bộ nhớ ảo (virtual memory), lấy vùng trốngtrên đĩa để làm bộ nhớ. Đây là giai đoạn được xem bùng nổ của đa phương tiện, người dùng có thể nghe nhạc, xem hình ảnh và thậm chí cả video clip, chơi những nhạc cụ như piano bằng cách giả lập bàn phím…và dĩ nhiên các loại thiết bị lưu trữ mở rộng cũng phát triển theo khi đĩa mềm 512KB hay 1.44MB không đủ chỗ trống để làm việc (CDROM xuất hiện) .

Windows 95~97: Bỗng dưng Microsoft thay đổi cách gọi theo phiên bản, thay bằng dấu mốc năm phát hành. Một bước phát triển vượt bật, bỏ qua bước khởi động DOS rồi mới tới nạp Windows. Máy tính được khởi động thẳng vào giao diện đồ họa với màn hình sau khởi động gọi là Desktop. Đồng thời ứng dụng đi theo hệ điều hành Windows 95/97 là bộ Microsoft Office cũng ra đời và lấy thời điểm ra đời gọi chung là Office 97, bộ phần mềm này cung cấp cho người dùng một không gian làm việc hoàn chỉnh từ soạn thảo văn bản (MS Word) cho đến xử lý bảng tính (MS Excel) hay xử lý dữ liệu (MS Access), trình chiếu (MS PowerPoint)…

Vậy Microsoft Office chính là tên gọi của một bộ ứng dụng dành cho văn phòng trong đó có nhiều ứng dụng. Bộ ứng dụng này chỉ chạy trên máy tính được cài đặt hệ điều hành Windows (vào thời điểm đó)

Kết lại bài viết này, mình hi vọng cung cấp cho các bạn một cách nghĩ khác và phân biệt Windows là gì, Office là gì.

Tái bút:

Loạt bài viết này cung cấp những cái nhìn cơ bản nhất về máy tính và cách sử dụng máy tính dành cho người mới (newbie), đôi khi nó trở nên ngớ ngẫn đối với các bạn có trình độ Advanced User. Nếu có đều gì sơ suất/thiếu sót, mong các bạn thảo luận để hoàn chỉnh.

Check Also

Hướng dẫn chèn chữ ký số (Token) vào file PDF với phần mềm Foxit Reader

Chèn chữ ký số rất đơn giản, hiện tại các đơn giản nhất và phổ biến nhất đó là dùng phần mềm Foxit Reader cho các đơn vị tổ chức có sử dụng Token (USB Token)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *